Ảnh minh họa |
Thiết kế nhà thờ họ 3 gian, mẫu thiết kế nhà thờ họ theo nét kiến trúc văn hóa Vùng Đồng Bằng Bắc Bộ ở Việt Nam. Mẫu nhà thờ họ được các KTS nghiên cứu tìm tòi chắt lọc những nét tinh túy, những họa tiết hoa văn trang trí phù hợp với một nhà ba gian truyền thống để thờ tổ tiên dòng họ hay bản chi…
Xin lưu ý rằng những nét trong kiến trúc, hoa văn trang trí nhà để thờ luôn có sự khác biệt với nét kiến trúc văn hóa tín ngưỡng khác như: Chùa, Đình, Miếu …
Những cấu tạo trong nhà như: cột, bước cột, mái chảy, tĩnh không, hệ vì kèo … cần được tuân thủ chặt chẽ và thể hiện trong bản vẽ cấu tạo chi tiết kiến trúc.
A. Thiết kế nhà thờ họ trong khuôn viên có diện tích 750m2. Phía trước là đường làng rộng 6m, chạy song song với đường là sông nên có một cảnh quan rất đẹp. Nhà thờ họ được thiết kế theo phong cách nhà Việt cổ, với ngói mũi hài màu đỏ vừa tạo không gian gần gũi vừa tạo sự tôn kính của một dòng họ.
- Về kiến trúc: Nhà thờ họ do" thiết kế nhà xinh" thiết kế lấy theo ý tưởng kiến trúc truyền thống của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ. Nhà thờ chính gồm có 3 gian, có kết cấu được làm bằng gỗ kết hợp với bê tông, hai mái ngói mũi hài, hai trái được thiết kế trang trí mây xoắn cách điệu, ở giữa có long chầu nguyệt.
- Nhà ngang: được thiết kế bên Bạch Hổ, về kiến trúc đơn giản hơn so với nhà thờ chính, về chiều cao, quy mô cũng được làm nhỏ hơn để tạo sự tôn kính với nhà thờ chính. Công năng của nhà ngang gồm có một phòng bếp phục vụ nấu nướng cho những ngày lễ tết, giỗ chạp ...Gian giữa bố trí một phòng khách, gian ngoài cùng bố trí một phòng ngủ tạm.
- Bên Thanh Long được thiết kế trồng cây lộc vừng to, vươn rộng tán để đăng đối với bên tả tạo thành thế ngai.
- Nhà cầu nối hai không gian nhà thờ chính và nhà ngang vừa tạo được hình khối kiến trúc đẹp vừa tránh nắng mưa khi sử dụng.
- Phía sau nhà thờ họ có bố trí bể nước mưa to phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, các không gian khác có thể trồng hoa hay rau xanh phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt.
1. Thiết kế cổng vào nhà thờ họ.
2. Thiết kế không gian chính của nhà thờ họ
Phía trước nhà thờ họ được thiết kế hai con rồng thời nhà Trần, vừa tạo thế đẹp cho không gian, vừa tạo vẻ uy nghi. Hai bên của nhà thờ họ có thiết kế các bồn hoa tạo cảnh quan đẹp cho không gian xung quanh.
B. Thiết kế nhà thờ họ trong khuôn viên đất có diện tích 420m2.
Chủ đầu tư: Anh Lê Minh Nhị
Địa điểm xây dựng: Tỉnh Quảng Ninh.
Nhà thờ họ được thiết kế trên khuôn viên đất 420m2, phía sau nhà thờ tựa vào đồi có dạng mui rùa ( tròn, thấp, đều, thoải) rất đẹp, phía trước là vườn cây của các anh em trong gia đình và xa xa là cánh đồng lúa trong thôn tạo nên minh đường thoáng, rộng.
Bên Thanh Long trồng hàng cau cao vút để đăng đối với bên Bạch Hổ có thiết kế nhà ngang tạo thành thế ngai trong không gian nhà thờ họ.
C. Thiết kế nhà thờ họ cho khách hàng tại tỉnh Thái Bình
Khách hàng: Anh Nguyễn Thanh Trúc
Địa điểm xây dựng: Huyện Kiến Xương - Tỉnh Thái Bình
Mô tả dự án: Nhà thờ họ được xây dựng trong khuôn viên đất gần 300m2, có đường đi ba phía: Minh Đường, hai bên Thanh Long và Bạch Hổ. Dự án xây dựng gồm một nhà thờ chính 56m2, chòi nghỉ, cổng, tường rào và hệ thống cảnh quan sân vườn trong khuôn viên. Dưới đây là một vài hình ảnh minh họa của dự án trên;
D. Thiết kế nhà thờ họ tại Ý Yên - Nam Định
Khách hàng: Anh Nam
Mô tả dự án: Thiết kế kiến trúc nhà thờ họ gồm: nhà thờ chính, cảnh quan sân vườn, tường rào, cổng ... phù hợp với khuôn viên đất và công trình nhà ở hiện trạng của gia đình tạo cảnh quan đẹp cho toàn bộ không gian chung giữa sinh hoạt và thờ cúng tổ tiên.
E. Thiết kế nhà thờ họ cho khách hàng tỉnh Hưng Yên.
Diện tích đất: 15mx18m
Quy mô xây dựng: Nhà thờ họ: 7mx6,5m, khối nhà nghỉ, bếp, tiếp khách: 6,4x15m. Còn lại là diện tích sân, vườn, đường dạo, tiểu cảnh.
Về kiến trúc nhà thờ họ bám sát những nét kiến trúc cổ truyền của người Việt ở vùng Bắc Bộ. Màu sơn chủ đạo: sơn màu vàng và nâu đậm để tạo sự nổi bật và khác biệt với khối nhà nghỉ.
Nhà thờ họ có kết cấu bằng bê tông cốt thép. Trong bản vẽ kiến trúc chi tiết các hệ cột, câu đầu, con trồng, bẩy hiên, kẻ hiên, xà thượng, xà nách … được sơn giả gỗ. Các họa tiết, hoa văn trang trí được sơn bằng nhũ vàng mô phỏng dáng nét kiến trúc nhà gỗ cổ.
Khối nhà đa năng phục vụ cho nhà thờ gồm: Tầng 1 là bếp, sân rửa phía sau, phòng khách, không gian ăn uống. Tầng 2 là 03 phòng ngủ dành cho con cháu ở xa về.
Nét kiến trúc có những phần nhắc lại của kiến trúc nhà cổ để hài hòa với kiến trúc tổng thể. Màu sơn chủ đạo là màu ghi sáng tạo sự tách biệt với nhà thờ họ.
Quy hoạch không gian sân vườn, đường dạo, tiểu cảnh, bồn hoa … thiết kế hài hòa làm đẹp cho không gian tổng thể nhà thờ họ.
PHONG TỤC THỜ CÚNG CỦA NGƯỜI VIỆT:
Đạo lý “ Uống nước nhớ nguồn” luôn có trong lòng của mỗi con người Việt Nam. Dù ở nơi đâu trên trái đất này, dù bạn giàu hay nghèo, dù bạn là ông quan cao cả hay một thường dân nghèo khó cũng có một bàn thờ, ấy là thể hiện một lòng thành kính với tổ tiên.
Nhà thờ: Các con cháu dòng dõi trong một họ thiết kế, xây dựng chung một nhà thờ Thủy Tổ gọi là mỗ tộc ( Trần tộc, Nguyễn tộc, Lê tộc, Vũ tộc, Đặng tộc, Phạm tộc, Lưu tộc …) từ đường. Khi xây dựng xong nhà thờ ấy chỉ thờ riêng một Thủy Tổ, khi tế tự thì lấy các tổ tông biệt chi, biệt phái mà phối hưởng. Có họ không thiết kế xây dựng nhà thờ thì xây một cái bàn lộ thiên kiên cố, dựng bia đá ghi tên thụy hiệu các tổ tiên để khi tế tự thì ra tại đó mà tế. Có họ thì làm nhà thờ để cho chi trưởng nam đời đời hương hỏa, chi trưởng nam tuyệt thì mới chuyển sang cho chi thứ.
Những họ về chi khác nhau, cũng thiết kế xây dựng nhà thờ tổ tông trong bản chi, gọi là bản chi từ đường.
Những gia đình dòng họ phú quý có gia từ, phụng thờ cao, tằng, tổ, khảo tại bàn chính giữa ( hay gian giữa), các bàn bên cạnh ( hay các gian bên ) thì thờ Thổ công, Táo quân, Nghệ sư, Bà cô, Ông Mãnh …
Gia phả: Nhà thờ nào cũng có cuốn sổ ghi chép theo thứ tự trước sau và họ tên chức tước ngày tháng sinh tử của tổ tông và người trong nhà gọi là gia phả.
Nhà giàu có, có công trạng… thì gia phả ghi chép cả công nghiệp sự trạng cả tổ tông, mả táng tại đâu …
Gia phả để tại nhà thờ, cũng có nhà in phát ra cho mỗi chi một bản để cho con cháu được biết sự tích của tổ tông.
Tế Thủy Tổ: Mỗ năm vào ngày húy nhật ông Thủy tổ, cả họ họp mặt tại nhà thờ, dùng lễ tam sinh, hoặc tùy họ to, họ nhỏ mà dùng bò, lợn để tế tổ. Mỗi tiết thanh minh thì cả họ rủ nhau đi đắp mả tổ, có họ đắp xong thì tế tại mả tổ, có họ thì đem về nhà thờ họ. Các tuần tiết thì chỉ có trưởng nam cúng, trong 3 ngày Tết Nguyên Đán con cháu trong họ đem hương, trầu, cau … đến nhà thờ họ để lễ tổ.
Cúng vái gia tiên: Mỗi tuần, tiết, hoặc ngày kỵ, hoặc mùa mới, gạo mới, hoặc có việc hiếu hỉ …làm một vài mâm cỗ, hoặc dùng đồ hoa quả, bánh trái hoặc thủ lợn mâm xôi, hoặc bát cơm, quả trứng …Tuy nhiên, dù thế nào đi nữa cũng không thể thiếu cơi trầu, bát nước, rượu và thẻ hương.
Nguyên tắc thiết kế và ý nghĩa văn hóa của bàn thờ gia tiên :
“ Uống nước nhớ nguồn ” Luôn là một đạo lý quen thuộc của người Việt Nam, chính vì thế cho nên từ xa xưa trong mỗi gia đình người Việt đều có một bàn thờ tổ tiên, bàn thờ được bài trí một cách trang trọng ở chính ngôi nhà chính nhằm thể hiện tấm lòng thành kính của con cháu đối với ông bà tổ tiên những thế hệ đi trước. Ngoài bàn thờ gia tiên còn có nhiều loại bàn thờ khác như bàn thờ Thổ công (miền Nam gọi là bàn thờ ông Địa ), bàn thờ Thần Tài , bàn thờ Tiền chủ v...v. Các gia đình theo đạo Phật còn có bàn thờ Phật.
Bàn thờ gia tiên :
Minh họa hình ảnh thiết kế bàn thờ gia tiên
Bàn thờ Thần tài – ông Địa :
Minh họa hình ảnh thiết kế bàn thờ thần tài để chiêu tài, dẫn lộc vào nhà
Bàn thờ Phật :
Hình ảnh minh họa thiết kế bàn thờ phật
v...v.
Bàn thờ gia tiên là bàn thờ chính trong mỗi gia đình Việt Nam, người ta còn có sự phân biệt giữa bàn thờ họ và bàn thờ trong từng gia đình. Dù có sự khác nhau đôi chút về hình thức, nhưng cả ở 3 miền, bàn thờ đều được đặt ở vị trí trung tâm, nơi trang trọng nhất trong mỗi gia đình. Ở miền Bắc, bàn thờ thường là một giá gỗ được gắn nơi bức tường trung tâm của ngôi nhà chính, ở tầm cao trên tay với của người lớn, mỗi lần hương khói người ta phải đặt ghế để đứng lên trong tư thế thành kính. Miền Trung và miền Nam, vị trí ấy là chiếc tủ thờ bằng gỗ, cao gần tầm đầu người lớn, được chế tác công phu. Ở những gia đình khá giả, tủ thờ được làm bằng gỗ quý, chạm khắc tinh xảo, còn ở những gia đình bình dân, chiếc tủ thờ vẫn là vật đẹp nhất trong nhà, thể hiện lòng thành kính, hiếu thảo của người đang sống với tổ tiên. Bàn thờ là nơi linh thiêng, thanh khiết, lên ngoài các đồ đạc dùng để tế tự và trang hoàng, nhất thiết không được để vật dụng gì lên đó. Trung tâm của bàn thờ là bát nhang, phía sau bát nhang là di ảnh của những người đã khuất.
Nếu là những gia đình khá giả, trước di ảnh còn có đỉnh đồng để đốt trầm vào mỗi dịp cúng kiến, đỉnh đồng thường được chạm khắc long, lân, mai, trúc. Hai bên bát nhang phía trước là đôi chân đèn để thắp nến, có ý nghĩa tượng trưng cho đôi vầng nhật nguyệt, cũng để nói lên người đã chết nhưng linh hồn của họ thì không bao giờ tắt. Ở miền Bắc đôi khi thấy ở vị trí đôi chân đèn là hai ngọn đèn dầu.
Tường sau bàn thờ nhà khá giả là hoành phi, liễn đối xứng bằng Hán tự sơn son thếp vàng, có nội dung nói lên công đức của những người đã khuất. Ở gia đình bình dân, đó là tranh thờ, thường là trang dân gian vẽ ngũ quả, chiếc cuốn thư, cá chép vượt vũ môn hay các chữ như Phúc, Lộc, Thọ ( đều bằng Hán tự ). Miền Nam còn thấy phổ biến loại tranh thờ vẽ trên kiếng với những phong cảnh thanh bình.
Trong việc thờ cúng tổ tiên có hai ngày quan trọng nhất, đó là ngày giỗ và ngày Tết. Ngày giỗ cúng đúng vào ngày mất ( theo ngày âm lịch ) của người được thờ tự. Đây là dịp để con cháu tưởng nhớ, bầy tỏ lòng hiếu thảo với tổ tiên. Ở miền Nam, buổi chiều hôm trước ngày chính kỵ còn có mâm cúng tiên thường để con cháu thắp hương vọng bái trước ông bà.
Ngày tết cổ truyền của dân tộc, ngoài ý nghĩa đưa năm cũ, đón năm mới, còn là dịp để mọi người ôn cố, tri tân và việc cúng kiến ông bà là nghi lễ hàng đầu. Không khí Tết đến với ngôi nhà Việt bắt đầu từ việc trang hoàng bàn thờ ông bà. Những vật dụng thờ cúng được lau chùi đánh bóng, bên cạnh đó khác với ngày thường là có thêm lọ độc bình ( hoặc song bình ) cắm hoa tươi, một cành đào ở Bắc, một cành mai phổ biến ở Trung và Nam.
Ngoài ra, cả hai miền đều có mâm ngũ quả. Ở miền Bắc thường thấy có 5 loại quả có 5 mầu khác nhau như : chuối xanh, bưởi vàng, hồng đỏ, lê trắng, quýt da cam tượng trưng cho mong ước : phú ( giầu có ) – quý ( sang trọng ) – thọ ( sống lâu ) – khang ( khỏe mạnh ) – ninh ( bình yên ).
Miền Nam, mâm ngũ quả thường thấy các loại trái mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung . Mâm ngũ quả có ý nghĩa nói lên lòng mong ước của ngưởi dâng cúng để ông bà được tỏ tường mà phù hộ. Trên bàn thờ ngày Tết ở miền Nam còn trung cặp dưa hấu, loại dưa tròn, lớn, trái có dán chữ ‘ thọ ’( bằng Hán tự ) viết bằng nhũ vàng trên giấy đỏ, nói lên mong ước cho ông bà cha mẹ còn đang sống được trường thọ, hay chữ ‘ phúc ’ để cầu phúc cho gia đình dòng họ.
Mâm cúng ngày giỗ hay ngày Tết, cả ngoài Bắc cũng như trong Nam đều không được đặt trực tiếp lên bàn thờ mà phải đặt trên chiếc bàn thấp hơn kê trước bàn thờ. Trước khi người chủ trì thờ tự cùng con cháu dâng hương, thường thấy ngoài Bắc còn đặt lên bàn thờ ba ly nước, trong Nam là 2 ly rượu, một ly nước, có ý nghĩa tượng trưng cho sự tranh khiết của trời đất và tinh hoa của mùa màng. Cũng có mợt chút khác nhau giữa hai miền là ngoài Bắc người thờ tự tổ tiên là con trai trưởng còn miền Nam là con trai út.
Bố trí bàn thờ gia tiên :
Sơ đồ thể hiện cách bài trí bàn thờ gia tiên theo phong tục người Việt
+ Hoành phi : Thường được thiết kế treo ở trên cao trong cùng, hoành phi thường được sơn son thếp vàng hay chữ khảm xà cừ. Có nhiều gia đình cầu kỳ làm bức hoành phi theo hình thức cuốn thư rất đẹp. Ý nghĩa của đại tự viết trên hoành phi thường mang nội dung ca tụng công đức của tổ tiên hoặc tỏ lòng kính trọng của con cháu đối với tổ tiên như :
- Kính như tại : có nghĩa là con cháu kính trọng tổ tiên, như tổ tiên luôn tại vị trên bàn thờ luôn luôn ở trong nhà bên cạnh cùng con cháu.
- Phúc mãn đường : có nghĩa là những người trong nhà luôn luôn được đầy đủ phúc đức.
v…v…
Bên cạnh đó trên bức hoành phi còn có ghi niên hiệu năm làm, vào mùa, tháng nào. Nếu là bức hoành phi do một người con cháu nào đó cúng thì có ghi tên tuổi người đó. Hoành phi có ghi tên người cúng phần lớn là hoành phi treo tại các nhà thờ tổ họ hay trưởng chi họ.
+ Y môn : Thường là bức màn vải đỏ, được thiết kế dùng làm bức màn ngăn cách lớp bàn thờ bên ngoài với lớp bàn thờ bên trong. Ỷ môn gồm hai cảnh, xung quanh có thêu, được thiết kế treo thõng xuống che kín lớp bàn trong. Y môn có thể làm bằng nhiễu, the hoặc vải mầu đỏ. Trên cùng Y môn có một dải lụa hoặc nhung the mầu băng ngang. Trên lớp băng ngang thường được thêu hoặc dán chữ đại tự.
Hình ảnh Y môn trong thiết kế nhà từ đường được thiết kế bằng vải
+ Khám thờ : Ngày nay phần lớn không lập bàn thờ nữa, tất cả Ngai thờ và Khám thờ được thiết kế thay thế bằng Tủ thờ, tủ thờ thường có chiều cao ngang mặt đặt sát vách phía trên bầy biện đồ thờ tự, phía dưới được thiết kế là một khoang tủ trong đó chứa các vặt dụng liên quan đến thờ cúng rất tiện dụng. Nếu là nhà trệt ít phòng thì đặt tủ thờ ngay phòng khách đối diện với cửa ra vào, nếu có phòng thờ riêng thì bố trí cạnh phòng khách, đối diện với tủ thờ phải có cửa sổ để lấy dương khí. Còn với nhà lầu thì đặt trên tầng cao nhất. đối diện cũng phải có cửa sổ. Trên tủ thờ bầy bộ Ngũ sự hoặc Thất sự, sát vách đặt một ngai cao có bài vị Cửu Huyền Thất Tổ, hai bên ngai đặt di ảnh của người thân.
- Khám thờ có cửa mở ra đóng vào bên trong đặt các linh vị tổ tiên, ngay chính giữa khám thờ viết hai chữ Thần Chủ. Ngày xưa khi lập bàn thờ Gia Tiên, gia chủ chuẩn bị mọi thứ như trên và viết chữ Thần Chủ nhưng chữ Chủ lại thiếu mất một nét chấm, sau đó mời một vị quan có uy tín đến dung son điền thêm một nét chấm đó thì chữ Chủ mới đủ, lễ này gọi là lễ KHAI HOA ĐIỂM NHÃN.
Hình ảnh khám thờ trên bàn thờ
- Ngũ sự bao gồm bát hương để ở giữa, hai chân đèn được thiết kế đặt hai bên, phía sau là lọ độc bình để cắm hoa được đặt vị trí sau chân đèn bên trái, khay quả đặt sau chân đèn bên phải.
Hình ảnh chim hạc, đỉnh hương và nến thờ trong thiết kế nhà thờ họ (từ đường)
- Thất sự là bao gồm các món đồ Ngũ sự cộng thêm đỉnh hương và đèn thái cực, cách bố trí có khác chút là đỉnh hương nằm giữa ngang chân đèn, bát hương đặt trước đỉnh hương và đèn thái cực đặt sau đỉnh hương.
+ Bàn thờ : Thông thường người ta chia bàn thờ làm ba lớp. Lớp ngoài là bộ phận phản để mọi người đến làm lễ, không đặt phản thì để trống nền nhà, khi cần thì có thể thiết kế bầy thên bàn ghế, hay trải chiếu. Lớp thứ hai là hương án, trên đặt bộ tam sự hay ngũ sự, Lớp thứ ba trong cùng mới thực sự là bàn thờ người đã khuất, trên để khám sơn son, bài vị, hộp hay ống đựng gia phả, khay đựng vật cúng, đài rượu và có thể có ảnh chân dung người quá cố.
Bát hương làm bằng nhiều chất liệu khác nhau nhưng tốt nhất vẫn là làm bằng kim lại: đồng, vàng, bạc. Khi bốc bát hương mới phải hết sức cẩn thận, nhất tâm nhất niệm, trong lòng thư thái, không được có những ý nghĩ vẩn đục. Trong bát hương có cát trắng khô sạch, vàng bạc, đá ngũ sắc, ghi rõ tổ họ. Vào ngày 23 tháng chạp sau khi đưa ông Táo thì gỡ các chân hương đem ra sân đốt thả ra sông, sau đó dọn dẹp vệ sinh lại tủ thờ, nhớ không được mang nước ra rửa, vì bàn thờ mệnh Hỏa, Hỏa khắc Thủy, đến trưa ngày 30 tháng chạp mới cúng rước ông bà và bắt đầu cắm hương lại. Điều cần lưu tâm là nếu bầy biện Thất sự thì ngọn đèn Thái cực phải luôn để sáng, không để tắt và đừng bao giờ lấy chân hương để xỉa răng, ngoáy tai như thế sẽ có tội với tổ tiên. Khi bát hương tự hóa cũng đừng vội vàng đổ nước vào, mà phải từ từ chuyển những vật dụng dễ cháy ra, lấy một tấm gỗ dầy che ở trên, cho lửa khỏi làm bẩn trần nhà. Khi bát hương cháy hết thì chuyển về vị trí như cũ. Bát hương cháy có hai loại : hóa dương ( tốc độ cháy nhanh ). Hóa âm ( cháy từ từ ) tùy theo mức độ cháy để dự báo cát hung. Nếu bát hương cháy bị hỏng, cháy lan ra bàn thờ thì tùy theo tình hình kinh tế của gia chủ mà thay bàn thờ và bát hương mới.
Những người đi đâu xa hoặc công tác về đều thắp hương để thông báo cho tổ tiên biết, đó cũng là nét hiếu thuận trong nếp sống cửa người Việt.
+ Câu đối : Ở hai cột phía trước bàn thờ hoặc trên tường nhà có treo mỗi bên một câu đối. Nhà khá giả thường viết câu đối sơn son thếp vàng hay sơn đen khảm xà cừ. Còn nhà nghèo thường viết câu đối trên giấy hồng. Nhìn chung thì các bức hoành phi hay câu đối đều được viết bằng chữ Hán. Nhưng có gia đình viết cả câu đối và hoành phi bằng chữ Nôm. Cũng như hoành phi, nội dung câu đối thường ca tụng công đức của tổ tiên,
Ví như :
“ Tổ tông công đức thiên nhiên thịnh
Tử hiếu tôn hiền vạn đại vinh ”.
Có nghĩa là :
Công đức tổ tiên nghìn năm thịnh
Hiếu hiền con cháu vạn đời ngay.
Hay câu đối treo ở một gia đình mà ông cha xưa có công với đất nước :
“ Tổ tiên phương danh lưu quốc sử
Tử tôn tính học kế gia phong ”.
Có nghĩa là :
Tổ tiên danh thơm ghi sử nước
Cháu con cố gắng học giỏi cơ nhà.
Hình ảnh câu đối luôn được đặt trong không gian thờ
0 nhận xét:
Đăng nhận xét